Tìm hiểu về chỉ số TDS trong nước để đo lường chất lượng nước của gia đình bạn

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nước có đạt chuẩn hay không chính là dựa vào chỉ số TDS. Vậy chỉ số TDS là gì? Được đo như thế nào? Hãy cùng Enterbuy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

chỉ số tds

Bạn có biết chỉ số TDS trong nước quan trọng như thế nào đối với việc xác định độ sạch của nguồn nước không?

Bạn có thể xem nhanh bài viết tại đây:

  1. Chỉ số TDS là gì?
  2. TDS có nguồn gốc từ đâu?
  3. Lợi ích và ảnh hưởng của chỉ số TDS
  4. Ý nghĩa của các mức độ trong chỉ số TDS
  5. Vì sao cần đo mức TDS?
  6. Quy chuẩn nước sạch tại Việt Nam
  7. Cách thức giảm chỉ số TDS trong nước uống

1. Chỉ số TDS là gì?

TDS là chỉ số thể hiện tổng số ion mang điện tích, bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một thể tích nước nhất định. Có nghĩa là, TDS sẽ bao gồm một số các khoáng chất, chất hữu cơ, kim loại nặng, muối, các chất rắn lơ lửng hoặc các hợp chất không hòa tan trong nước như canxi, magie, kali, clorua, natri, anion cacbonat và sunfat.

Chỉ số TDS của nước được đo bằng đơn vị mg/l hoặc ppm (phần triệu).

Tổng chất rắn hoà tan tồn tại trong nước chính là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng đục và có trầm tích trong nguồn nước uống. Nếu nguồn nước không được lọc sạch, tổng chất rắn hoà toan chính là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nghiêm trọng khác nhau.

2. TDS có nguồn gốc từ đâu?

Một số chất rắn hoà tan bắt nguồn từ các nguồn hữu cơ như phù sa, sinh vật phù du, lá cây, chất thải công nghiệp và nước thải trong sinh hoạt hằng ngày. Một số chất sẽ đến từ các nguồn khác như các dòng nước chảy từ khu vực đô thị, thuốc trừ sâu và phân bón sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt.

chỉ số tds trong nước

Sử dụng máy lọc nước với công nghệ màng lọc RO (thẩm thấu ngược) sẽ giúp nguồn nước của bạn luôn đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Ngoài ra, các chất rắn hoà tan cũng đến từ các vật liệu vô cơ như đá, không khí có chứa canxi cacbonat, phốt pho sắt, lưu huỳnh, nito,…

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây ra tình trạng hàm lượng TDS hoà tan trong nước cao cũng có thể là do muối, các hợp chất kim loại, phi kim, đồng, chì có trong nước khi nguồn nước đi qua các đường ống dẫn để đến với người dùng.

3. Lợi ích và ảnh hưởng của chỉ số TDS

3.1 Lợi ích

Mặc dù TDS không thực sự là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm của nguồn nước nhưng nó vẫn được sử dụng để chỉ ra một số chất hóa học gây ô nhiễm có trong suối, ao, sông, hồ,… Bên cạnh đó, TDS cũng thường được ứng dụng trong việc nuôi trồng thuỷ hải sản nhằm tạo ra một môi trường nước có chất lượng đảm bảo thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

3.2 Ảnh hưởng

Như đã nói rất nhiều lần, nếu chỉ số TDS trong nước vượt quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sức khoẻ của người sử dụng. Sử dụng nguồn nước có chỉ số TDS cao sẽ tạo điều kiện cho nguồn nước mang theo những chất rắn, kim loại hòa tan vào sâu trong cơ thể và gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho con người.

Tiếp đó, chỉ số TDS cao sẽ ảnh hưởng nặng nề đến mùi vị của đồ ăn thức uống của gia đình. Những trường hợp thường gặp nhất chính là bia có vị đắng trong một thời gian ngắn, hay làm cho nước uống có vị mặn hoặc vị kim loại.

chỉ số tds là gì

Chỉ số TDS của nước cao sẽ gây ảnh hưởng đến mùi vị nước uống hay đồ ăn, vì nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng

Bên cạnh đó, việc nguồn nước có chỉ số TDS quá cao sẽ biến nguồn nước ấy trở thành nước cứng, gây ra tình trạng đóng cặn trong các thiết bị làm nóng như nồi hơi, đường ống dẫn, tháp giải nhiệt,…

4. Ý nghĩa của các mức độ trong chỉ số TDS

Theo WHO (Tổ chức y tế thế giới), US EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) và Việt Nam:

Chỉ số TDS càng nhỏ, từ 5ppm trở xuống thì được xem là nước tinh khiết, không tồn tại chất rắn hoà tan. Tuy nhiên với nguồn nước này, khi sử dụng chỉ đáp ứng được việc cung cấp nước sạch cho cơ thể mà không hề cung cấp hay bổ sung được bất kỳ khoáng chất nào.

Còn nếu chỉ số TDS càng lớn thì nồng độ chất rắn hoà tan có trong nước càng nhiều. Tuy nhiên, vì trong tổng số các chất rắn đó sẽ có chất rắn có lợi và chất rắn có hại, nên không phải chỉ TDS càng cao thì sẽ có hại cho cơ thể.

Theo nghiên cứu, thì nguồn nước có chỉ số TDS từ 0 – 50ppm được xem là nguồn nước uống lý tưởng. Chỉ số TDS từ 0 đến gần 170 ppm là nguồn nước an toàn cho cơ thể. Từ 170 – 400ppm là nguồn nước chỉ nên dùng cho sinh hoạt. Và trên 500ppm là nguồn nước ô nhiễm, tuyệt đối không nên sử dụng nguồn nước này.

bảng chỉ số tds

Bảng chỉ số TDS ở các mức độ khác nhau cần lưu ý

5. Vì sao cần đo mức TDS?

5.1 Lý do vì sao cần đo mức TDS

Đo mức TDS trong nước sẽ giúp bạn biết được rằng liệu nguồn nước bạn đang sử dụng có phải là nước tinh khiết hay không. Theo khuyến cáo, mức TDS phù hợp tối đa không vượt quá 500mg/l. Cũng theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có tiền sử về thận, dùng nước có chỉ số TDS dưới mức 100mg/l sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe rất tốt.

chỉ số tds của nước

Đo mức TDS trong nước sẽ giúp bạn biết được rằng liệu nguồn nước bạn đang sử dụng có phải là nước tinh khiết hay không

Một điều quan trọng là một số khoáng chất hoà tan có trong nước rất có ích cho sức khoẻ của con người. Chính vì thế, nước có lượng TDS bằng 0 cũng không được khuyến khích, bởi lẽ điều này cũng ảnh hưởng đến độ pH của nước (theo khuyến nghị của WHO thì nồng độ pH nằm trong khoảng 6.5 – 8.5 là phù hợp nhất cho sức khỏe).

5.2 Cách thức đo chỉ số TDS

Để đo chỉ số TDS có trong nước bạn có thể sử dụng các phương pháp sau:

5.2.1 Bút điện phân

Bút điện phân hoạt động bằng hai điện cực sắt và hai điện cực nhôm. Nếu sử dụng bút bằng dòng điện 220V xoay chiều thì điện thế một chiều giữa hai cực nhôm và sắt sẽ là 220V. Khi thực hiện đo điện phân nước, mỗi cặp điện cực sẽ được nhúng trực tiếp vào một ly nước.

Bút điện phân hoạt động theo nguyên lý khi dòng điện di chuyển giữa các điện cực, nó sẽ mang theo các ion kim loại có trong nước, tạo ra phản ứng hoá học ở các điện cực sắt và nhôm, tạo nên các màu nước khác nhau. Chỉ cần dựa vào màu sắc của nước lúc này, bạn sẽ có thể nhận biết được một số ion kim loại và tạp chất có trong nước như:

  • Màu đỏ nâu, có kết váng: chứa nhiều ion Sắt 2+, Sắt 3+,…
  • Chỉ sủi bọt và tạo kết tủa trắng: chứa Canxi 2+, Bạc Ag+,…
  • Màu xám nhạt: chứa Chì 2+, Thuỷ Ngân,…
  • Sủi bọt, không kết tủa, không tạo váng: nước tinh khiết.
  • Màu nâu đen: chứa Mangan 2+,…
  • Màu xanh lơ, có tủa: chứa nhiều Đồng 2+,…

chi so tds trong nuoc la gi

Bút điện phân dùng để thử chỉ số TDS có trong nguồn nước.

5.2.2 Bút thử TDS

Bút thử chỉ số TDS thì hoạt động dựa vào độ dẫn điện của nguồn nước, nhằm xác định hàm lượng ion chất rắn và khoáng chất, kim loại có ở trong nước.

5.2.3 Phân tích trọng lượng

Phương pháp này thực hiện bằng cách làm bay hơi dung môi chất lỏng để xác định phần khối lượng dư còn lại. Mặc dù phương pháp này được đánh giá là khá chính xác, tuy nhiên lại tốn nhiều thời gian nên thực tế nó không được áp dụng nhiều.

6. Quy chuẩn nước sạch tại Việt Nam

Chỉ số TDS cho phép quy định ở Việt Nam là không vượt quá 500mg/l cho nước uống và không vượt quá 1000mb/l đối với nguồn nước dùng cho sinh hoạt hằng ngày. Còn nếu từ 1000mg/l trở lên thì tuyệt đối không được sử dụng nguồn nước này.

Để đánh giá chất lượng nguồn nước, Bộ y tế Việt Nam đã đưa ra tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT với gần 109 chỉ tiêu về nồng độ cho phép của các chất có trong nước như: mùi vị, độ kiềm – độ cứng, màu sắc, độ đục, độ pH, tổng chất rắn hoà tan, hàm lượng vô cơ ( nhôm, sắt, mangan, đồng, chỉ,….) và hữu cơ. vi sinh vật, mức nhiễm xạ,…

chỉ số tds bao nhiêu thì uống được

Nguồn nước được xem là sạch khi có chỉ số đo các chất dưới nồng độ cho phép của Bộ y tế như đã được ban hành theo chuẩn QCVN 01:2009/BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.

Ngoài ra, Bộ y tế còn đưa thêm 21 chỉ tiêu hoá học và 5 chỉ tiêu vi sinh theo chuẩn QCVN 06-1:2010/BYT để có thể đạt được độ nước sạch tiêu chuẩn có thể uống trực tiếp ngay mà không cần đun sôi lại.

chỉ số tds trong nước là gì

Chỉ số tiêu chuẩn cho nguồn nước sạch có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi.

7. Cách thức giảm chỉ số TDS trong nước uống

7.1 Nguyên nhân cần giảm chỉ số TDS

chi so tds

Đo chỉ số TDS của nước qua máy lọc nước RO bằng bút thử TDS

  • Chỉ số TDS vượt quá mức cho phép sẽ khiến cho nguồn nước sử dụng có mùi vị khó chịu, có thể là vị mặn hoặc đắng. Chỉ số TDS cao cũng chỉ ra rằng có khoáng chất độc hại tồn tại trong nguồn nước của bạn.
  • Chỉ số TDS cao cho thấy độ cứng của nước. Nước cứng sẽ gây ra tình trạng tích tụ cặn trong đường ống dẫn nước và van nước, dẫn đến giảm hiệu suất khả năng lọc nước.
  • Kiểm tra chỉ số TDS để đảm bảo máy lọc nước luôn trong hiệu suất hoạt động cao nhất. Nếu chỉ số vượt quá mức cho phép thì đó chính là thời điểm thích hợp để bạn thay lõi lọc hoặc màng lọc nước mới.
  • Đối với các ngành dịch vụ kinh doanh ăn uống, đặc biệt là cà phê. Nếu muốn có một ly cà phê chuẩn bị thì mức TDS của nước phải phù hợp.

7.2 Cách giảm chỉ số TDS

Ngày nay có rất nhiều phương pháp áp dụng để làm giảm chỉ số TDS trong nước như chưng cất, khử ion,… Tuy nhiên, những cách này đều khá phức tạp và mang tính hiệu quả không cao. Do vậy, để loại bỏ hoặc giảm bớt hàm lượng TDS có trong nguồn nước tự nhiên, người ta thường sử dụng máy lọc nước với công nghệ RO (thẩm thấu ngược).

Những máy lọc nước RO này được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, đảm bảo giúp giảm hiệu quả mức TDS có trong nước, giúp người dùng có được nguồn nước an toàn để uống. Bên cạnh đó, hệ thống lọc nước còn có thể giúp bổ sung các khoáng chất có lợi cho cơ thể, tăng cường khả năng diệt khuẩn, tăng độ ngọt cho nước. Vì thế, bạn có thể uống nước trực tiếp mà không cần phải đun sôi lại.

chỉ số tds cho nước uống

Thiết kế màn hình có hiển thị chất lượng nước – chỉ số TDS máy lọc nước Karofi.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay đã có một số dòng máy lọc nước công nghệ RO được trang bị màn hình có hiển thị chất lượng nước – chỉ số TDS trong nước, với mục đích thông báo đến người dùng chỉ số TDS chính xác, giúp người dùng đánh giá được mức độ an toàn của nguồn nước mà mình đang sử dụng.

Qua những thông tin cung cấp bên trên, Enterbuy hy vọng đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc liên quan đến chỉ số TDS là gì? Cũng như hiểu rõ hơn về một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng nguồn nước dùng, để có thể lựa chọn sản phẩm máy lọc nước phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng, chi phí và không gian của gia đình.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy liên hệ qua địa chỉ:

Công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại Enterbuy Việt Nam

Địa chỉ:

Hà Nội: Số 114 Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

TPHCM: Số 74 đường số 1, KDC CityLand Park Hill, Gò Vấp, HCM

 

Phạm Thị Vân là CEO của Enterbuy Việt Nam – một trong những trung tâm máy lọc nước lâu đời nhất tại Việt Nam với hơn 14 năm kinh nghiệm giúp đỡ được hơn 35.000 hộ gia đình yên tâm về nước sạch khi sử dụng. Bên cạnh đó, chị cũng là một trong những người tiên phong đưa các giải pháp lọc nước tốt cho sức khỏe trên thế giới về Việt Nam như những dòng máy lọc nước giàu khoáng chất, máy lọc nước ion kiềm giàu hydrogen…

Bình luận (0 bình luận)

Chọn địa chỉ nhận hàng

× Đóng

Vui lòng chọn đầy đủ địa chỉ nhận hàng để biết giá chính xác