Nước là nguồn tài nguyên quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, việc dân số ngày càng tăng lên khiến nước bị ô nhiễm, ẩn chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn 11 cách xử lý nước sinh hoạt phổ biến, đảm bảo nguồn nước sạch, an toàn cho sức khỏe.
Bạn có thể xem nhanh bài viết tại đây:
- Hiện thực nguồn nước sinh hoạt hiện nay
- 11 phương pháp xử lý nước sinh hoạt
- Sử dụng phèn chua
- Sử dụng than hoạt tính
- Xây dựng bể lọc nước đơn giản
- Lắp đặt bộ lọc nước Nano là cách xử lý nước sinh hoạt đơn giản
- Hệ thống lọc nước thẩm thấu ngược (RO)
- Khử trùng nước bằng nhiệt
- Sử dụng hóa chất để khử trùng
- Xử lý nước sinh hoạt bằng biện pháp chưng cất nước
- Sử dụng tia cực tím
- Khử độc bằng vi khuẩn
- Làm mềm nước cứng
Nguồn nước sinh hoạt của bạn có thực sự tốt?
1. Hiện thực nguồn nước sinh hoạt hiện nay
Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng và quý giá, được sử dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội như sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dân dụng, giải trí và môi trường.
Tuy nhiên, trên trái đất của chúng ta có tới 97% là nước biển và chỉ có 3% là nước ngọt. Cùng với sự tăng lên không ngừng của dân số thế giới, lượng nước ngọt hiện nay ngày càng cạn kiệt và có thể sẽ khan hiếm trong tương lai. Vậy nên công nghệ nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của con người là vấn đề ngày càng được quan tâm và coi trọng.
Hiện nay, nước phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của con người được sản xuất từ 2 nguồn nước chính là nước mặt và nước ngầm. Trong đó, nước mặt là nước được lấy từ các nguồn tự nhiên như: sông ngòi, ao hồ,… Còn nước ngầm (hay còn được gọi là nước dưới đất) là nước được lấy từ các mạch nước ngầm nằm sâu dưới lòng đất, được tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích,…
Nước mặt và nước ngầm có chứa thành phần gồm nhiều hoạt chất khác nhau. Vậy nên trước khi sử dụng, hai loại nước này cần được xử lý bằng công nghệ lắng – lọc và khử trùng.
2. 11 phương pháp xử lý nước sinh hoạt
Để đảm bảo nguồn nước đang sử dụng an toàn đối với sức khỏe, bạn cần biết 11 phương pháp xử lý nước sinh hoạt sau.
2.1 Sử dụng phèn chua
Cách thức đơn giản từ thời ông bà ngày xưa
Đây là phương pháp truyền thống được biết đến từ đầu thế kỷ 21 và khá hiệu quả trong việc xử lý nước sinh hoạt. Bạn cần nắm được phương pháp và liều lượng phèn phù hợp để tránh tình trạng nhiễm phèn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của người sử dụng nước.
Cơ chế hoạt động của phương pháp này là phèn chua tác dụng với phốt pho trong nước gây ra hiện tượng kết tủa; loại bỏ hết phần kết tủa đi và đưa nước sạch qua 1 bể khác là đã có được nguồn nước khá an toàn để sinh hoạt hàng ngày.
Cách thực hiện, lưu ý đảm bảo đúng lượng phèn chua cần dùng:
- Bước 1: Cho khoảng 1 gram bột phèn vào 1 – 2 lít nước và khuấy đều cho phèn tan hết. Tùy vào mức độ bẩn của nước sông mà bạn có thể tăng hoặc giảm khối lượng phèn.
- Bước 2: Đổ dung dịch trên vào khoảng 25 lít nước sông.
- Bước 3: Khuấy đều nước trong khoảng 1 – 3 phút và để nguyên.
- Bước 4: Sau 30 phút khi thấy nước đã kết tủa và lắng lại. Bạn gạn phần nước trong ra và đưa vào một bể nước riêng.
- Bước 5: Vệ sinh ngay bể nước có chứa kết tủa để sử dụng cho những lần sau. Nếu để lâu các kết tủa sẽ dính chặt vào bể, khó rửa sạch.
2.2 Sử dụng than hoạt tính
Than hoạt tính có công dụng lọc nước rất hiệu quả!
Nước được lấy lên từ lòng đất nên không tránh khỏi chứa các loại cặn bẩn, ký sinh trùng, nước nhiễm phèn, nhiễm đá vôi, các loại nước nhiễm styrene,… Để loại bỏ những thành phần có hại này, bạn có thể sử dụng than hoạt tính.
Than hoạt tính có lẽ không còn quá xa lạ với chúng ta bởi chúng được ứng dụng rất nhiều trong hầu hết các máy lọc nước cũng như các phương pháp lọc nước truyền thống. Than hoạt tính có tác dụng loại bỏ cặn bẩn, các kim loại nặng có trong nước,…
Tuy nhiên, cách xử lý nước sinh hoạt sông suối bằng than hoạt tính chỉ có thể áp dụng với nguồn nước bị ô nhiễm nhẹ. Còn đối với những nguồn nước bị ô nhiễm nặng thì than hoạt tính vẫn chưa đủ để đảm bảo được nguồn nước sạch mà còn cần phải kết hợp với các vật liệu lọc khác.
2.3 Xây dựng bể lọc nước đơn giản
Xây dựng bể lọc nước đơn giản là phương pháp tốn công sức và thời gian nhưng đảm bảo an toàn hơn rất nhiều so với phèn chua và than hoạt tính. Bên cạnh đó, lượng nước sạch thu được khá nhiều, đảm bảo cho việc sinh hoạt của gia đình.
Việc xây dựng bể lọc nước đơn giản cũng tương tự như cách xây hệ thống lọc nước giếng khoan. Những nguyên vật liệu bạn cần chuẩn bị gồm: Ống dẫn nước, giàn mưa, đá sỏi, cát nhỏ, cát thạch anh, cát mangan, than hoạt tính, cát mịn,…
Cách xây dựng bể lọc đơn giản
Cách làm bể lọc nước cơ bản gồm những bước sau đây:
- Bước 1: Xây bể lọc. Bể lọc nước nên xây hoặc cũng có thể sử dụng các thùng nhựa, thùng phi to.
- Bước 2: Đổ một lớp cát mịn ở phần đáy bể (đây là lớp dày nhất trong hệ thống bể)
- Bước 3: Đặt ống lọc nước nối liền với van xả nước ở dưới đáy bể lọc (nên để ở giữa lớp cát mịn).
- Bước 4: Sắp xếp các vật liệu lọc nước theo thứ tự từ dưới lên theo thứ tự như sau: Cát thạch anh, cát mangan, than hoạt tính, cát thạch anh, đá sỏi,…
- Bước 5: Cho nước sạch hoặc nước sông vào theo giàn mưa và lọc trong vài giờ để làm sạch các vật liệu lọc nước. Ngày hôm sau thì bạn có thể bắt đầu sử dụng.
Một số lưu ý khi sử dụng lọc nước bằng bể lọc nước đơn giản:
- Không nên uống trực tiếp nước sau lọc mà phải đun sôi kỹ trước khi sử dụng để loại bỏ vi rút, vi khuẩn có trong nước.
- Phương pháp này tiêu tốn nhiều thời gian và công sức thực hiện; đồng thời việc vệ sinh bể định kỳ cũng khá khó khăn.
2.4 Lắp đặt bộ lọc nước Nano là cách xử lý nước sinh hoạt đơn giản
Hệ thống lọc nước sinh hoạt Nano là phương pháp xử lý nước được rất nhiều gia đình Việt áp dụng hiện nay. Với công nghệ lọc nước Nano, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng nước sinh hoạt hàng ngày.
Hệ thống này có thể lọc được các loại vi khuẩn, bụi bẩn có kích thước nhỏ nhất. Ví dụ như: các loại vi khuẩn E.coli, Campylobacter, Shigella,… sinh vật đơn bào và vi rút đường ruột, vi rút viêm gan,…
Tuy nhiên, bộ lọc Nano cũng có những nhược điểm là không loại bỏ được hết các hoá chất hoà tan trong nước.
2.5 Hệ thống lọc nước thẩm thấu ngược (RO)
Công nghệ thẩm thấu ngược RO là một thành tựu quan trọng của khoa học công nghệ; được ra đời từ khá lâu tại Hoa Kỳ, vào những năm 60 của thế kỷ trước. Với nhiều ưu điểm nổi bật, công nghệ này đã nhanh chóng dẫn đầu trong lĩnh vực lọc nước, xử lý nước.
Hiện nay, công nghệ lọc nước thẩm thấu ngược (RO) được sử dụng chủ yếu trong ngành sản xuất nước tinh khiết. Cấu tạo của hệ thống này gồm: màng RO với các lỗ nhỏ có kích thước khoảng 0.1 – 0.5 nanomet. Nước sẽ được bơm qua máy bơm, dưới sức ép của máy đi qua màng lọc, giữ lại các chất cặn bã, chất độc hại và chỉ cho các phân tử nước đi qua, và tạo ra nguồn nước tinh khiết.
Máy lọc nước Karofi sử dụng công nghệ RO tiên tiến
Ưu điểm của hệ thống lọc RO chính là có khả năng loại bỏ được cả chất hữu cơ (thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm công nghiệp…) có kích thước nhỏ nhất. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng nước thu được sau cùng.
Theo các nghiên cứu hiện nay, RO được đánh giá là có thể loại bỏ đến 99% vi khuẩn, virus gây hại có trong nước thường. Loại bỏ được các tạp chất và kim loại nặng, đảm bảo nguồn nước đầu ra là nước tinh khiết. Đó là lý do sản phẩm này đang được tin tưởng lựa chọn sử dụng trong các gia đình hiện nay.
2.6 Khử trùng nước bằng nhiệt
Đây là phương pháp phổ biến, dễ thực hiện nhất và hiệu quả đạt được khá cao. Bạn chỉ cần đun sôi nước ở 100 độ, sau đó, để nước tiếp tục sôi trong vòng 15 phút nữa; như vậy rất nhiều loại vi khuẩn, các nha bào, trứng giun,… sẽ bị tiêu diệt.
2.7 Sử dụng hóa chất để khử trùng
Đây là phương sử dụng các loại hóa chất để loại bỏ cặn bã, vi khuẩn có trong nước. Những loại hóa chất được sử dụng để khử trùng nước là các hóa chất chứa Clo như Cloramin B (dạng bột) hoặc T (dạng viên 0,25g/viên); Hypoclorit canxi. Lưu ý quan trọng, nước sau khi khử trùng phải có nồng độ Clo dư là 0,3-0,5mg/L; nếu vượt quá nồng độ này, nước sẽ không thể sử dụng được.
Cách khử trùng nước bằng viên Cloramin B hoặc T:
- Cho một viên Cloramin B hoặc T (0,25g/viên) vào nước để khử khuẩn khoảng 25 lít nước.
- Nước sau khi đã khử trùng, bạn cho vào trong bình chứa sạch và đậy nắp kín để đảm bảo nước không bị tái nhiễm khuẩn.
2.8 Xử lý nước sinh hoạt bằng biện pháp chưng cất nước
Phương pháp chưng cất không chỉ được áp dụng để làm sạch nguồn nước sinh hoạt mà còn được ứng dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp như công nghiệp thực phẩm, sinh học và hóa chất.
Mặc dù phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng không tránh khỏi một số nhược điểm, như tốn diện tích không gian lớn, có thể tồn tại chất có hại trong quá trình chưng cất.
Một số công dụng tuyệt vời của phương pháp chưng cất nước gồm:
- Loại bỏ sinh vật đơn bào, vi khuẩn, virus gây hại cho sức khỏe.
- Loại bỏ những chất hoá học như asen, bari, nitrat, sulfat, chì, crom,…
2.9 Sử dụng tia cực tím
Tương tự phương pháp trên, sử dụng tia cực tím giúp chúng ta loại bỏ các chất có hại, virus, vi khuẩn, sinh vật đơn bào.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp này có nhược điểm là khả năng loại bỏ hóa chất còn kém.
Nhược điểm của phương pháp này là khả năng lọc chưa hiệu quả
2.10 Khử độc bằng vi khuẩn
Đây là phương pháp xử lý nước sinh hoạt khá mới mẻ được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Robert Gordon Scotland. Các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 10 chủng vi khuẩn khác nhau có khả năng vô hiệu hóa các độc tố microcystins. Hiện nay, phương pháp này rất được mong đợi bởi sự đơn giản, hiệu quả mà an toàn.
Xem thêm video dưới đây để được cung cấp thêm thông tin về quy trình xử lý nước:
2.11 Làm mềm nước cứng
Làm mềm nước là phương pháp lọc nước khá hiệu quả. Phương pháp này sử dụng công nghệ trao đổi ion để loại bỏ hóa chất, giảm lượng độ cứng (canxi, magie) trong nước.
Khi sử dụng phương pháp làm mềm nước cứng bằng thiết bị làm mềm nước gia đình, các hóa chất gồm: sắt và mangan, kim loại nặng, một số chất phóng xạ, nitrat, asen, crom, selen và sulfat sẽ được loại bỏ triệt để.
Nhược điểm của phương pháp làm mềm nước cứng là không chống lại động vật nguyên sinh, vi khuẩn và virus nên nếu sử dụng phải kết hợp với các phương pháp xử lý khác.
Chuyên gia nước Enterbuy xét nghiệm nước để đề xuất phương pháp xử lý phù hợp.
Trên đây là 11 cách xử lý nước sinh hoạt phổ biến hiện nay. Với việc phân tích từng phương pháp cụ thể, hi vọng bạn sẽ lựa chọn được phương pháp lọc nước phù hợp nhất cho gia đình mình.
Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng máy lọc nước sử dụng các công nghệ như RO, Nano để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt. Nếu bạn đang có nhu cầu mua máy lọc nước cho gia đình mình, bạn hãy liên hệ với Enterbuy để được tư vấn tốt nhất từ các chuyên gia nước hàng đầu về cách xử lý nước sinh hoạt nhé.
Phạm Thị Vân là CEO của Enterbuy Việt Nam – một trong những trung tâm máy lọc nước lâu đời nhất tại Việt Nam với hơn 14 năm kinh nghiệm giúp đỡ được hơn 35.000 hộ gia đình yên tâm về nước sạch khi sử dụng. Bên cạnh đó, chị cũng là một trong những người tiên phong đưa các giải pháp lọc nước tốt cho sức khỏe trên thế giới về Việt Nam như những dòng máy lọc nước giàu khoáng chất, máy lọc nước ion kiềm giàu hydrogen…